Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

BẢO QUẢN VÁP ÉP COPPHA PHỦ PHIM

Cách bảo quản ván ép cốp pha phủ phim
   Thị trường ván ép hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau như ván ép chống nước, ván chịu nước, tấm MDF, MFC, ván cốp pha phủ phim... Mỗi loại có những công dụng và ứng dụng riêng của nó. Hôm nay, http://copphaphuphimhcm.blogspot.com gửi đến bạn một số cách bảo quản ván ép cốp pha phủ phim để chúng bền và nâng cao tuổi thọ sản phẩm.

   Ván ép cốp pha phủ phim là một loại ván ép công nghiệp có các lớp gỗ được dán lại với nhau bằng keo. Bên ngoài sản phẩm được phủ lớp phim Dynea, Stora Enso để tăng khả năng chống trầy xước cho ván ép.


1. Bảo quản mặt ván

   Để ván ép được bền mọi người nên giữ cho bề mặt ván luôn sạch sẽ, trước khi lưu trữ ván nên tiến hành sửa chữa các tấm ván khuôn trước. Nên xếp chồng lên cách mặt đất một khoảng và có tấm phủ lại để tránh ván bị ẩm ướt và bám bụi. Nếu như ván cốp pha bị ướt bạn không nên làm khô chúng một cách cấp tốc mà phải là khô từ từ để tránh sản phẩm bị hỏng.

2. Bảo quản và chống thấm các cạnh

   Trong quá trình sản xuất các cạnh của ván ép đã được phủ keo phenolic và được bịt kín tại nhà máy. Khi muốn sử dụng ván ép phủ phim thì tốt nhất nên phủ kín các cạnh đã bị cắt và nên tiến hành thi công phủ sơn chống thấm cho các cạnh càng sớm càng tốt.

3. Chống thấm các lỗ trên cạnh ván

   Nếu như bạn phát hiện trên cạnh ván ép xuất hiện một vài lỗ hổng nhỏ thì cũng không nên bỏ qua chúng bởi đó có thể là nguyên nhân khiến cả tấm ván bị hỏng. Hãy bịt kít những lỗ nhỏ ấy để tránh nước thấm vào các lớp gỗ bên trong. Nếu như ván bị nước thấm vào thì chúng sẽ phồng lên và chất lượng không còn được đảm bảo nữa.



4. Làm sạch và sửa chữa ván

   Một điều nữa cần phải lưu ý để nâng cao tuổi thọ cho ván ép đó chính là nên vệ sinh thường xuyên. Nếu nhận thấy bề mặt ván bị bẩn thì nên tiến hành vệ sinh ngay. Chúng ta có thể vệ sinh ván ép cốp pha dễ dàng bằng các chất tẩy rửa nhẹ. Hoặc đơn giản hơn là chỉ cần sử dụng nước và bàn chải cứng nhưng cần nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến lớp phim phủ bên ngoài ván.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

CÔNG TÁC CỐP PHA VÀ ĐÀ GIÁO

1. Công tác cốp pha và đà giáo
Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Cốp pha và đà giáo cần được gia công và lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo thiết kế, thi công nhanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
1.1. Vật liệu làm cốp pha
Cốp pha, đà giáo có thể làm bằng gỗ nhựa, vật liệu kim loại, composite và các vật liệu địa phương khác. Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng hiện hành (TCVN 1075 - 1971). Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
1.2. Thiết kế cốp pha, đà giáo
Cốp pha phải được thiết kế và tính toán theo các trạng thái giới hạn bền , biến dạng và điều kiện ổn định tổng thể và ổn định cục bộ.
Tài trọng tác động lên ván khuôn và đà giáo bao gồm:
-Tải trọng thẳng đứng
- Khối lượng bản thân cốp pha, đà giáo
- Khối lượng vữa bê tông và cốt thép có thể lấy bằng 2500kg/m3
- Tải trọng do người và dụng cụ thi công: khi tính toán cốp pha sàn, vòm lấy bằng 250da N/m2, khi tính toán cột chống đỡ lấy bằng 100daN/m2
Ngoài ra còn phải kiểm tra mặt cốp pha sàn, dầm với tải trọng tập trung do người và dụng cụ thi công là 130daN, do xe cải tiến chở đầy bê tông là 350daN và tải trọng do đầm rung lấy bằng 200daN. Nếu chiều rộng của các kết cấu cốp pha ghép lại với nhau nhỏ hơn 150mm thì lực tập trung nói trên được phân đều cho hai tấm kề nhau.
Tải trọng ngang:
- Tải trọng gió theo TCVN2737 - 1995, giá trị tải trọng tiêu chuẩn được ghép giảm 50%.
- Áp lực ngang của bê tông mới đổ tùy thuộc vào phương pháp thi công bê tông.
Tải trọng ngang tác động vào cốp pha khi đổ bê tông bằng máy và ống bơm hoặc đổ trực tiếp bằng đường ống từ máy bê tông lấy bằng 400daN/m2.
Khi đổ trực tiếp từ các thùng có dung dịch nhỏ hơn 0,2m3 lấy bằng 200daN/m2, thùng có dung tích từ 0,2 đến 0,8m3 lấy bằng 400daN/m2 và lớn hơn 0,8m3 lấy bằng 600daN/m2.
Khi tính toán các bộ phần của cốp pha theo khả năng chịu lực, các tải trọng tiêu chuẩn nêu trên phải được nhân với hệ số vượt tải sau đây.
1,1 - Với  khối lượng bản thân cốp pha, đà giáo
1,2 - Với  khối lượng bê tông và cốt thép.
1,3 - Với tải trọng do người và phương tiện vận chuyển
Khi xác định độ võng, chuyển vị của các bộ phận cốp pha dùng các giá trị tải trọng tiêu chuẩn.
Độ võng của cốp pha do tác động của tải trọng không được lớn hơn các giá trị sau:
- Đối với cốp pha bề mặt lộ  của các kết cấu 1/400 nhịp của bộ phận cốp pha;
- Đối với cốp pha bề mặt bị che khuất các kết cấu: 1/250 nhịp của bộ phận cốp pha.
- Độ võng đàn hồi của gỗ chống cốp pha hoặc độ lún gỗ chống cốp pha lấy bằng 1/1000 nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng.
Khi tính toán ổn định của cốp pha và đà giáo phải xét đến tác động đồng thời của tải trọng gió và khối lượng bản thân. Nếu cốp pha được lắp liền với cốt thép thì phải tính cả khối lượng cốt thép. Hệ số vượt tải đối với tải trọng gió là 1,2 và 0,8 đối với các tải trọng chống lật.
Hệ số an toàn về chống lật không được nhỏ hơn 1,25.
Độ vồng của cốp pha kết cấu dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 4m xác định theo công thức sau:
 F= 3L/1000
ở đây L - khẩu độ kết cấu tính bằng m
Hiện nay phương pháp thi công hai tầng đã được áp dụng phổ biến trong xây dựng nhà nhiều tầng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần phải tiến hành các bước tính toán và thiết kế phương án lắp đặt các hệ giáo chống theo các nguyên tắc riêng.
Thi công ván khuôn hai tầng là phải bố trí giáo chống trên một số tầng tại cùng một thời điểm khi đổ bê tông tầng trên cùng.
Việc tháo ván khuôn sớm trước thời hạn đòi hỏi phải chống lại một phần để giảm nhịp và được tính toán cụ thể cho từng trường hợp.
Biện pháp chống lại là dùng giàn giáo, trụ đỡ, cột, cột chống điều chỉnh chống lại cấu kiện bê tông đã tháo ván khuôn trước thời hạn bê tông đủ cường độ thiết kế.
Giáo chống lại giúp cho việc tháo dỡ ván khuôn nhanh để quay vong sử dụng cho phần khác hoặc tầng trên công trình. Giáo chống lại cho phép giảm tối thiểu lượng ván khuôn cho công trình mà vẫn đảm bảo tiến độ, giảm giá thành công trình.
Giáo chống lại giúp cho việc chất tải thi công ở các tầng trên được thuận lợi mà không ảnh hưởng chất lượng công trình.
Hệ giàn giáo chống lại cần được tính toán tùy thuộc và tải trọng sàn, chiều cao tầng, mác bê tông, loại bê tông sàn và thời gian thi công một tầng (phần bê tông).
Hệ giáo chống các tầng trên được bố trí thường với mật độ 1,2x1,2m hay 1,5x1,5m cho sàn và 0,6x1,2m cho dầm tùy thuộc vào kết quả tính toán khả năng chịu lực và ổn định của hệ giáo chống được sử dụng.
Trong tính toán hệ giáo chống cần kiểm tra khả năng chống chọc thủng lại đầu giáo ở cả trên và dưới của ống chống và khả năng chống nứt của bê tông sàn dầm ở giai đoạn chưa đạt cường độ thiết kế.
Thời điểm chống lại theo từng phân đoạn, khi chống lại tầng trên cùng của phân đoạn đó đã đổ bê tông xong để tránh hoạt tải do thi công. Trong tầng chống lại ván khuôn tháo đến đâu cần chống lại ngay đến đó ngay. Một số trường hợp chiều dày sàn quá nhỏ, tỷ lệ giữa chiều dày và cạnh sàn từ khoảng 1/45 đến 1/60, biện pháp này không cho hiệu quả rõ rệt. Khi đó nên áp dụng phương pháp ván khuôn hai tầng giáo chống và tiến độ thi công bê tông giữa tầng cũng phải dài hơn.
1.3. Lắp dựng đà giáo
Lắp dựng đà giáo cốp pha cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bề mặt cốp pha cần được chống dính, cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn  lại để chống đỡ như cốp pha đáy dầm, sàn và cột chống.
- Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt, và không bị lún khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng, giằng và móc neo cần phải tính toán số lượng và vị trí vao sao cho có thể tạo ra sự liên kết và làm việc ổn định cho cả hệ giáo chống.
- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài, sau đó lỗ này được bịt kín lại.
Các yêu cầu khi kiểm tra và nghiệm thu cốp pha, đà giáo bao gồm:
- Hình dáng và kích thước.
- Kết cấu cốp pha, khả năng chịu các tải trọng của cốp pha.
- Độ phẳng giữa các tấm ghép nối.
- Chi tiếp chôn ngầm, chờ và đặt sẵn.
- Chống dính và vệ sinh bên trong cốp pha.
- Độ nghiêng, độ cao
- Kết cấu đà giáo, cột chống đà giáo, độ cứng và ổn định của hệ đà giáo. Khả năng biến dạng đồng nhất trong giới hạn của hệ đà giáo.
- Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha tính trên mỗi mét dài là +25mm, và trên toàn bộ khẩu độ kết cấu là +75mm.
- Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau so với chiếu thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế tính trên mỗi mét dài không quá 5mm.
- Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế không quá:
15mm đối với móng.
8mm đối với tường và cột
10mm đối với dầm xà và vòm, cũng như cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di động.
- Đối với bê tông kết cấu kiến trúc cần quan tâm tới mầu sắc của bê mặt bê tông sau khi đổ phải theo thiết kế.
1.4. Các yêu cầu khi tháo dỡ cốp pha
Nếu không dùng phương pháp chống lại, cốp pha,đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được khối lượng bản thân và các tải trọng tác động giai đoạn thi công sau.
Cốp pha thành của dầm cột tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50daN/cm2.
Các kết cấu ô văng, công-xon, xê-nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối tượng chống lật.
Đối với các công trình xây dựng trong vùng có động đất và đối với các công trình đặc biệt trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo đỡ cốp pha chịu lực do thiết kế quy định.
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha đà giáo cho tải trọng bản thân có thể lấy bằng:
- 50% R28 đối với bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m
- 70% R28 đối với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m
- 90% R28 đối với bản, dầm vòm có khẩu độ lớn hơn 8m

Thời gian bê tông đạt các giá trị cường độ nêu trên phụ thuộc vào laọi bê tông, công nghệ thi công, điều kiện bảo dưỡng và điều kiện thời tiết ở các vùng miền khí hậu khác nhau trong nước (TCXDVN 5592-91).

YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC CỐP PHA


   Yêu cầu của công tác cốp-pha và đà giáo là phải được thiết kế và thi công sao cho đúng vị trí của kết cấu, đúng kích thước hình học của kết cấu, đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ dựng lắp và tháo dỡ, đồng thời không cản trở đến các công tác lắp đặt cốt thép và đổ, đầm bê tông. Xây dựng biệt thự, khách sạn… hay các công trình lớn, công tác này càng được đảm bảo đúng kỹ thuật.
Yeu-cau-trong-cong-tac-cop-pha


Lắp cốp-pha và đổ bê tông tại công trình

   Trước khi bên nhà thầu tiến hành lắp dựng cốp-pha, kỹ sư tư vấn đảm cho chất lượng cần yêu cầu nhà thầu trình thiết kế cốp-pha với chủng loại vật liệu sử dụng, phải đề cập biện pháp dẫn tọa độ và cao độ của kết cấu, cần có thuyết minh tính toán kiểm tra độ bền, độ ổn định của đà giáo, cốp-pha. Trong thiết kế cần vạch chi tiết trình tự dựng lắp cũng như trình tự tháo dỡ.
Với những cốp-pha sử dụng cho móng, cần kiểm tra các trường hợp tải trọng tác động khác nhau: khi chưa đổ bê tông, khi đổ bê tông.

   Cốp pha phải được ghép kín khít sao cho quá trình đổ và đầm bê tông, nước xi măng không bị chảy mất ra ngoài kết cấu và bảo vệ được bê tông khi mới đổ. Trước khi lắp cốt thép lên cốp-pha cần kiểm tra độ kín của các khe cốp-pha. Nếu còn hở chút ít, cần nhét kẽ bằng giấy ngâm nước hoặc bằng dăm gỗ cho thật kín.

   Cốp-pha và đà giáo cần gia công, lắp dựng đúng vị trí trong thiết kế, hình dáng theo thiết kế, kích thước đảm bảo trong phạm vi dung sai. Kiểm tra sự đúng vị trí phải căn cứ vào hệ mốc đo đạc nằm ngoài công trình mà dẫn tới vị trí công trình. Nếu dùng biện pháp dẫn xuất từ chính công trình phải chứng minh được sự đảm bảo chính xác vị trí mà không mắc sai lũy kế.

VÁN ÉP CỐP PHA PHỦ PHIM 1220x2440x18mm

VÁN CỐP PHA PHỦ PHIM 1220 x 2440 x 18mm

   Ván ép cốp pha phủ phim là ván ép công nghiệp được tạo nên bởi việc ép nhiệt các lớp gỗ với nhau bằng keo chống nước WBP và được phủ bên ngoài một lớp phim chống thấm nước, giúp tạo độ bóng, láng nhằm giảm trầy xuớc và bảo vệ ván trong quá trình thi công và sử dụng.


   Ván ép cốp pha phủ phim được sử dụng làm ván mặt cốp pha trong các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng. Sản phẩm ván cốp pha phủ phim có nhiều ưu điểm so với các vật liệu cốp pha truyền thống như:

coppha phủ phim 1220x2440

  •  Bề mặt bê tông hoàn thiện bằng phẳng, không cần tô trát vữa.
  • Trọng lượng nhẹ dễ di chuyển, lắp đặt giúp giảm chi phí nhân công, rút ngắn được thời gian thi công.
  • Tái sử dụng được nhiều lần, hiệu quả kinh tế cao.
  • Chịu lực cao, đáp ứng được tính an toàn trong xây dựng.
  • Dễ dàng cưa cắt, liên kết thuận tiện cho việc sử dụng.
  • Phim là màng nhựa cán keo Phenolic chống thấm nước, phim giúp tạo độ phẳng, láng, trơn, bóng, giảm trầy xước và bảo vệ ván trong quá trình thi công và sử dụng. Phim Dynea là thương hiệu phim cao cấp, thường được sử dụng cho sản phẩm ván ép phủ phim chất lượng cao.

Cốp pha phủ phim

Nguyên liệu: Gỗ cao su
Keo: Keo chống thấm nước WBP Phenolic
Độ dày: 12mm, 18mm
Bề ngang: 1.22m
Dài: 2.44m
Phim: Phenolic nâu
Tái sử dụng: 5 – 8 lần


Ưu điểm vượt trội của cốp pha ván ép phủ phim


- Đối với những công trình có độ cao cột lớn sử dụng cốp pha gỗ thông thường rất phức tạp . Bộ gông cột có thể điều chỉnh để trượt dọc theo cột không phải tháo dỡ cốp pha, rút gắn thời gian ghép cốp pha và đổ bê tông . Trong thi công nhà ở dân dụng, thường gặp phải tình trạng chỉ có thể ghép được ba mặt cốp pha cột ( do cột ở vị trí cột ở sát tường nhà bên cạnh ). Hộp cốp pha gỗ thường khó ghép được chính xác, cốp pha ván ép đã khắc phục được nhược điểm này. Bề mặt cốp pha kín kít , vữa bê tông khi đổ không bị chảy ra ngoài giảm thiểu lượng hao hụt vật tư vô ích . Ngoài ra, cũng không phải sử dụng một lượng đinh quá lớn và lãng phí như trước . Cốp pha gỗ ván là loại ván ép đã được xử lý hóa chất, không còn hiện tượng cong vênh nứt vỡ như loại cốp pha thông thường . Gỗ ván ép lại rẻ tiền hơn gỗ thường nhiều lần trong khi một tấm gỗ cốp pha ván ép có thể sử dụng tới trên 40 lần .

- Cốp pha ván ép nâng cao chất lượng của bê tông, phần quan trọng nhất trong công trình xây dựng, là một bước đột phá đáng kể trong kỹ thuật xây dựng. Hiện nay, đã có nhiều cửa hàng vật liệu trên thị trường cho thuê bộ cốp pha ván ép sử dụng trong công trình dân dụng. Ngày càng nhiều chủ đẩu tư tin tưởng và an tâm sử dụng để làm đẹp cho ngôi nhà của mình .

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

CỐP PHA THÉP ĐỊNH HÌNH

   Cốp pha định hình là hệ cốp pha được chế tạo từ những khuôn thép định hình theo kích thước tiêu chuẩn hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, …. được dùng để định hình đổ cột, vách, dầm,… đáp ứng tốt các biện pháp thi công với nhiều quy mô công trình khác nhau, kích thước của coppha thì tuỳ theo vào thiết kế của mỗi tầng nhà.

   Cốp pha thép định hình liên kết với nhau bằng các phụ kiện: Jun kẹp, V góc, gông cột. Cũng giống như cốp pha panel thì coppha định hình được dùng nhiều để làm coppha cột và cốp pha dầm và cũng có những nhược điểm và ưu điểm riêng biệt:


Nhược điểm:
- Đẹp nhưng chi phí chế tạo lớn
- Khối lượng cốp pha tương đối nặng, khó vận chuyển, không an toàn trong sử dụng
- Dễ cong, vênh, bám dính bê tông
- Do kích thước nhỏ, nên tốn chi phí nhân công cho việc lắp ráp
Ưu điểm:
- Giá thành của nó rẽ hơn coppha panel khoảng trên dưới 40%, và
- Có thể tái sử dụng được nhiều lần với độ chính xác cao, an toàn, đa dạng về kích thước;
- Tăng chất lượng về bề mặt sàn, cột;
- Khả năng chịu được lực lớn, khung được làm chắc chắn nên khó bị phá huỷ
- Có thể giảm thiểu bớt thời gian xây dựng,…
   Với nhưng ưu thế trên cộng với tính hình kinh tế như hiện nay thì cốp pha định hình cũng là 1 giải pháp tốt để các nhà thầu công trình hướng tới khi thi công. Bởi vì với cốp pha định hình thì việc thi công cốp pha dường như rút ngắn được thời gian hơn do thi công, lắp ghép đơn giản, đảm bảo chất lượng bê tông tốt và mỹ quan bề mặt; cốp pha định hình đáp ứng tốt các biện pháp thi công khác nhau dù quy mô công trình lớn hay nhỏ và trở thành thiết bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng chuyên nghiệp.

CẤU TẠO VÁN KHUÔN DI CHUYỂN NGANG

   CẤU TẠO VÁN KHUÔN DI CHUYỂN NGANG 

   Cấu tạo ván khuôn coppha di chuyển ngang (một dạng của ván khuôn định hình), gồm 2 phần chính: hệ chống đỡ và ván khuôn

   Hệ chống đỡ bằng gỗ hoặc bằng kim loại, tạo nên các khung sườn cho ván khuôn, có thể di chuyển vị trí bằng cách kéo trượt trên đường bằng hoặc lăn trên đường ray. Hệ chống đỡ gồm các cấu kiện rời lắp ráp lại, có thể thay đổi hình dạng phù hợp với việc lắp ráp và tháo dỡ ván khuôn.


Coppha tròn


   Ván khuôn làm bằng ván, gỗ dán hoặc tôn mỏng.Ván khuôn di chuyển ngang phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Ván khuôn, hệ thống phải chắc chắn, khi di chuyển không bị biến dạng hoặc hư hỏng;
- Cấu tạo phải đảm bảo cho lắp, tháo, di chuyển nhanh chóng.
   Để tháo ván khuôn và dùng cho phân đoạn sau được nhanh, cần sử dụng bê tông đông cứng nhanh.


Cốp pha cột

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

COPPHA PHỦ PHIM LÀ GÌ?

   Ván Cốp pha phủ phim là ván ép công nghiệp với các lớp gỗ được ép với nhau bằng keo ( Phenolic, Melamine, ..) và được phủ bên ngoài lớp phim Phim Dynea, Stora Enso (Phim: Là màng giấy cán keo Phenolic chống nước giúp tạo độ láng, giảm trầy xuớc và bảo vệ ván trong quá trình sử dụng)





A. YẾU TỐ CHÍNH QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÁN ÉP PHỦ PHIM 

1. KEO 
 Là yếu tố quyết định tấm ván có chịu được nước trong quá trình sử dụng làm cốp pha trong xây dựng. Có 2 loại keo chính:

- WBP (Water Boiled Proof): keo có đặc tính CHỐNG NƯỚC.

Ván ép keo WBP có thể sử dụng ngoài trời, ở môi trường ẩm ướt trong thời gian dài mà không bị tách lớp.

WBP không phải là tên của loại keo, mà là đặc tính chống nước của keo. Nếu loại keo có đặc tính chống nước, ta gọi là keo WBP.

Các loại ván ép keo thường gặp:

 · WBP – Phenolic

· WBP – Melamine (loại phổ thông)

· WBP – Melamine (loại tốt)

 - MR (Moisture Resistant): keo CHỐNG ẨM.

Ván ép keo MR thích hợp sử dụng trong môi trường ít ẩm ướt, thường dùng trong các ứng dụng trong nhà.

Ván ép keo MR chịu đun sôi tối đa trong 30 phút, ít được sử dụng làm cốp pha trong xây dựng.

Tương tự như WBP, MR không phải là tên của lọai keo mà là đặc tính chống ẩm của keo. Bất kỳ loại keo nào có khả năng chống ẩm đều được gọi là keo MR.




 2. RUỘT VÁN ÉP / PLYWOOD CORE 

a. LOẠI GỖ: 
- Bạch đàn

- Poplar: gỗ Dương có màu trắng, hay vàng nhạt. Thường được sử dụng làm ruột ván ép do có độ dẻo cao, tốc độ tăng trưởng nhanh với chi phí trồng thấp.

- Hardwood: gỗ cứng hay gỗ cây tán rộng (như Sồi, Óc Chó, Anh Đào,…) có tỷ trọng cao, thường được sử dụng làm đồ gỗ cao cấp hay sàn nhà.

- Birch: gỗ Bulô có mùi thơm nhẹ, tỷ trọng cao, thớ gỗ thẳng và có màu nâu hoặc vàng nhạt. Thường được sử dụng làm đồ gỗ cao cấp hay sàn nhà.

- Combi: ván được ghép từ hai loại gỗ trở lên (Gỗ Tạp: Bồ đề, sồi...)

(vd: Birch + Bạch Đàn; Birch + Poplar; Hardwood + Poplar) có giá thành cạnh tranh và chất lượng thẩm mỹ cao.

PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG RUỘT VÁN: có 7 loại
 
Ruột ván AA 

· Lớp gỗ mặt (veneer) nguyên tấm chất lượng cao (kích thước 84 x 127 cm). Các tấm veneer được nối với nhau bằng máy (phun keo và ép nóng).

· Ruột ván được ép nóng tối thiểu 3 lần.

· Bề mặt ván phẳng tuyệt đối.

· Dung sai độ dày không đáng kể.

· Ruột ván loại AA được sử dụng cho ván ép phủ phim chất lương rất cao và có giá thành cao hơn nhiều so với ruột ván loại A+.
 
Ruột ván Loại A+

· Lớp gỗ mặt (veneer) nguyên tấm chất lượng cao (kích thước 84 x 127 cm).

· Ruột ván được ép nóng từ 2 - 3 lần.

· Bề mặt ván phẳng tuyệt đối.

· Dung sai độ dày không đáng kể.

Ruột ván loại A+ được sử dụng cho ván ép phủ phim chất lượng rất cao.
 
· Lớp gỗ mặt (veneer) nguyên tấm chất lượng phổ thông (kích thước 84 x 127 cm).

· Ruột ván được ép nóng 2 lần.

· Bề mặt ván phẳng.

· Dung sai độ dày thấp.

· Ruột ván loại A được sử dụng cho ván ép phủ phim chất lương cao.

· Hầu hết các nước Châu Âu, Mỹ và Canada yêu cầu ruột ván chất lượng loại A này.

 Ruột ván Loại B+

· Lớp gỗ mặt (veneer) chất lượng phổ thông (kích thước 84 x 127 cm) được ghép từ các tấm veneer cỡ trung bình.

· Ruột ván được ép nóng 2 lần.

· Bề mặt ván phẳng.

· Dung sai độ dày thấp.

· Ruột ván loại B+ được sử dụng cho ván ép phủ phim chất lượng trung bình.

· Giá thành loại ván ép loại B+ cạnh tranh và chất lượng chấp nhận được đối với đa số khách hàng.
  
 
Ruột ván Loại B

· Lớp gỗ mặt (veneer) nguyên tấm chất lượng phổ thông (kích thước 84 x 127 cm) ghép từ các lớp veneer cỡ trung.

· Ruột ván được ép nóng 1 lần.

· Bề mặt ván phẳng.

· Dung sai độ dày tương đối thấp.

· Ruột ván loại B được sử dụng cho ván ép phủ phim chất lượng trung bình.

· Đây là sản phẩm ván ép rất phổ biến do có giá thành cạnh tranh và chất lượng chấp nhận được đối với đa số khách hàng.
   
Ruột ván Loại C+ (Phoenix không sử dụng loại này)

· Lớp gỗ mặt (veneer) chất lượng trung bình thấp (kích thước veneer 84x127 cm) được ghép từ các tấm veneer nhỏ vụn.

· Ruột ván được ép nóng 2 lần.

· Bề mặt ván tương đối phẳng.

· Dung sai độ dày khá cao.

· Ruột ván loại C+ có giá rẻ, chất lượng thấp, chỉ thích hợp làm ván ép phổ thông, sử dụng làm mặt sau của bàn ghế. Bề mặt ván thường bị lỗi.

  Ruột ván Loại C (Phoenix  không sử dụng loại này)

· Lớp gỗ mặt (veneer) chất lượng thấp (kích thước veneer 84 x 127 cm) được ghép từ các tấm veneer nhỏ vụn.

· Ruột ván được ép nóng 1 lần.

· Bề mặt ván tương đối phẳng.

· Dung sai chiều dày cao.

· Ruột ván loại C có chất lương rất thấp và không ổn định.

· Ruột ván loại này giá rẻ nhất, tuy nhiên chất luợng không bảo đảm.

 3. PHIM

Là màng giấy cán keo Phenolic chống nước giúp tạo độ láng, giảm trầy xuớc và bảo vệ ván trong quá trình sử dụng.

Phim Dynea, Stora Enso là những thương hiệu phim cao cấp, thường được sử dụng cho sản phẩm ván ép phủ phim chất lượng cao.


B. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÁN: 

   Có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng ván ép phủ phim. Bên cạnh những phương pháp hiện đại, người ta thường dùng các cách sau để kiểm tra:

· Cưa ván ra thành nhiều tấm nhỏ: nếu ruột ván có nhiều lỗ rỗng thì ruột ván là loại được ghép từ nhiều lớp veneer nhỏ, chất lượng ruột ván thấp (loại C+ hoặc C).

· Đun sôi ván liên tục tối thiểu 4 giờ: nếu ván bị tách lớp thì đây là loại ván không dùng loại keo chịu nước WBP.

C. ƯU ĐIỂM VÁN CỐP PHA PHỦ PHIM: 

· Bề mặt ván phẳng tuyệt đối do đó sẽ giúp bề mặt sàn bê tông bằng phẳng và không cần tô vữa sau khi đổ bê tông;

· Nhẹ và dễ lắp đặt;

· Không thấm nước, tái sử dụng được nhiều lần;

· Giảm chi phí nhân công, rút ngắn thời gian thi công;

D. GIỮ GÌN VÀ BẢO QUẢN VÁN CỐP PHA:

1. Cất trữ

   Ván cốp pha phải luôn được làm sạch bề mặt và sửa chữa trước khi cất trữ. Khi xếp ván cần phải được chèn lót bên dưới và phủ che bên trên. Cốp pha định hình phải được xếp mặt lưng đối nhau để tránh hư hại bề mặt do đinh ốc. Những tấm bị ẩm ướt thì cần được xếp riêng biệt với những tấm khô, và không được sấy khô quá nhanh.

2. Bảo quản cạnh ván 

Thông thường, các cạnh ván cốp pha phủ phim đều được xử lý quét keo Phenolic ngay tại nhà máy và đó là yếu tố quan trọng để bảo đảm các cạnh ván được bảo vệ tốt nhất. Để duy trì tối đa độ bền của ván thì sau khi cưa, các cạnh ván phải được sơn phủ lại bởi keo chống thấm nước.

3. Bịt kín các khe hở 

Bất cứ khe hở của ván cốp pha phủ phim nào cũng đều phải được trét kín để bảo vệ không cho nước lọt vào. Nước thẩm thấu vào có thể làm tấm ván bị trương nở xung quanh khe hở đó.

4. Làm sạch và sửa chữa 

Để kéo dài thời gian sưœ dụng ván cốp pha phủ phim keo phenolic, thì việc làm sạch bề mặt ván phải được thực hiện ngay sau mỗi lần sử dụng. Có thể làm sạch ván với nước và bàn chải hoặc cây cào bằng gỗ cứng nhưng phải lưu ý không làm hư mặt phim. Chú ý không được dùng bàn chải sắt hoặc dụng cụ cào sắc nhọn để cạy những lớp bê tông cứng bám vào.

NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC LẮP GHÉP VÁN KHUÔN CỐP PHA

Nguyên tắc và các bước lắp ghép ván khuôn

    Khi dùng ván khuôn thép tổ hợp cần chú ý rằng nó không thể như ván khuôn gỗ cho phép tùy ý cắt nối khi thi công ở hiện trường, càng không thể vừa dùng vừa gia công, vì thế phải lựa chọn cẩn thận kiểu ván khuôn và phương pháp lắp ghép trước lúc thi công.

    Nguyên tắc  và các bước lắp ghép ván khuôn cốp pha
Nguyên tắc  và các bước lắp ghép ván khuôn coppha



a) Nguyên tắc lắp ghép ván khuôn.
   Khi triển khai lắp ghép ván khuôn cốt pha có thể dùng các loại ván khuông thép có quy cách khác nhau tiến hành lắp ghép. Song, phải lắp ghép như thế nào cho hợp lý. đảm bảo hiệu suất lắp ghép, có chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì thế nguyên tắc lắp ghép ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu:
- Cần bảo đảm kích thước hình dạng của cấu kiện và tính chính xác vị trí tương hỗ của chúng
-  Phải bảo đảm cường độ, độ cứng và tính ổn định đầy đủ của ván khuôn, có thể chịu đựng được trọng lượng và áp lực bên trong của bêtông mới đổ một cách vững chắc và các tải trọng khác phát sinh trong quá trình thi công;
-  Tìm mọi cách để cấu tạo đơn giản, tháo lắp tiện lợi, không gây cản trở cho việc buộc cốt thép và đổ bêtông, không được lọt vữa;
-  Ván khuôn cốp pha chọn lắp ráp phải rất ít loại và số lượng phải là ít nhất, ưu tiên loại quy cách thông dụng và loại ván khuôn quy cách lớn; lượng chèn thêm ván khuôn gỗ phải ít nhất;
-  Cách lắp đặt ván khuôn phải là: ván khuôn dầm, tường, sàn phải lắp đặt dọc theo chiều dài, ván khuôn cột lắp đặt dọc theo chiều cao. Về cấu tạo chuyển góc không nên yêu cầu đặc thù, có thể không dùng ván khuôn góc dương mà lấy ván khuôn nối góc thay thế. Ván khuôn góc âm tốt nhất là dùng vào chỗ góc ngoặt tương đối dài;

-  Đối với ván khuôn lớn lắp ghép sẵn có diện tích tương đối vuông và cả khi mối nối đầu ván khuôn tập trung trên một đường thẳng, cần chú ý vị trí mối nối của thanh thép khuôn chống đỡ cốt thép, phải bảo đảm cho mỗi tấm ván khuôn thép được thanh thép khuôn chống đỡ hai chỗ;
-  Trong điều kiện cho phép, khe nối ván khuôn thép phải bố trí lệch nhau, để nâng cao độ cứng toàn bộ của ván khuôn;
-  Nếu cần khoan lỗ trên ván khuôn phải bảo đảm cho ván khuôn bị đục lỗ có thể luân phiên sử dụng nhiều lần. Tốt nhất là không khoan lỗ hoặc tìm cách hạn chế khoan.

b) Các bước công tác lắp ghép ván khuôn cốp pha phủ phim
+ Căn cứ vào phân chia các đoạn trong thiết kế tổ chức thi công, thời hạn thi công ngắn hay dài và sự sắp đặt hoạt động dây chuyền, trước tiên xác định rõ ràng số lượng cần lắp đặt ván khuôn cho đoạn nào, tầng nào;
+ Căn cứ vào tình hình công trình và điều kiện thi công hiện trường, xác định các phương pháp lắp ghép ván khuôn (như lắp ráp từng tấm ở hiện trường, hay tiến hành lắp sẵn trước) và phương pháp chống đỡ (như chống đỡ bằng giá ống, hay là chống đỡ bằng giàn mắt cáo);

+ Căn cứ theo số lượng các đoạn, các tầng cần lắp đặt ván khuôn đã được xác định, căn cứ vào kích thước cấu kiện trong bản vẽ thi công của dầm, cột, tường, sàn, tiến hành thiết kế lắp ráp ván khuôn;
+ Tiến hành thiết kế tính toán đai kẹp cột và các cấu kiện chống cùng công tác lựa chọn linh kiện lắp ráp;
+ Xác định rõ ràng phương pháp bố trí, liên kết và cố định hệ thống các thanh chống;
+ Xác định rõ ràng phương pháp lắp đặt cố định, các đường ống, cấu kiện chôn sẵn trong các kết cấu, cho đến cả những nơi, những bộ phận đặc thù (ví dụ: các ống, các lỗ cần trừa sẵn..) cũng cần có phương pháp xử lý.
+ Căn cứ vào số lượng ván khuôn thép, linh kiện nối, các hệ thống thanh chống, cùng với công cụ lắp đặt lập một bảng thống kê đầy đủ để chuẩn bị khỏi thiếu sót.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

CÔNG TÁC COPPHA, VÁN KHUÔN COFFA

CÔNG TÁC CỐP PHA, VÁN KHUÔN COPPHA 

1. KHÁI NIỆM

   Cốp pha thép là gì?
   Cốp pha là ván khuôn dùng để định hình bê tông nhão trước khi đông cứng. Cốp
pha đóng xong phải đúng kích thước cấu kiện theo thiết kế và chắc chắn nhằm đảm bảo
khả năng chịu lực của bê tông

2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỐP PHA

   • Khuôn đúc phải kín khít: để có thể chứa đựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở
trong nó.

   • Hình dạng, kích thước của khuôn đúc và vị trí lắp đặt chúng tại công trình phải
đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước
và vị trí theo thiết kế kết cấu đó.

   • Khuôn đúc phải đảm bảo giữ được hình dạng để chế tạo kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông đó (đặc biệt là ở giai đoạn
thứ 2 của bê tông: giai đoạn ninh kết và đóng rắn). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu
khuôn đúc cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ II: trạng thái
giới hạn về biến dạng.

   • Khuôn đúc phải đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông
khi ở bê tông dạng vữa và có thể cả khi đã bê tông đã đóng rắn và kết cấu bê tông
được hình thành, cho đến khi bê tông đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép
tháo dỡ khuôn (đặc biệt là ở giai đoạn thi công bê tông, giai đoạn mà bê tông hoàn
toàn không có khả năng chịu lực nhưng lại có nhiều loại tải trọng nhất cùng đồng thời
tác động vào khuôn đúc). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu khuôn đúc cần phải được
tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ I: trạng thái giới hạn về cường độ.

   • Khuôn đúc là thiết bị thi công nên việc sử dụng chúng chỉ có tính tạm thời trong
thời gian thi công chế tạo kết cấu bê tông. Đến khi kết cấu bê tông hình thành và đạt
đến những giá trị cường độ nhất định đủ để kết cấu có thể tự chịu được ít nhất là trọng
lượng bản thân của mình, thì khuôn hết vai trò và cần được tháo dỡ đi và có thể được
tái sử dụng. Do vậy, khuôn đúc cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo
lắp.

   • Ngoài ra, nếu muốn khuôn đúc được tái sử dụng thì khuôn phải được thiết kế và
chế tạo thật bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần (tuổi thọ cao) cho mục đích
làm khuôn, thành những bộ ván khuôn điển hình được thiết kế chuẩn hóa (khuôn đúc
định hình).
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 1

3. PHÂN LOẠI COPPHA

   3.1 Phân loại theo vật liệu chế tạo khuôn chia làm 7 nhóm chính:

   • Hệ khuôn bằng gỗ: tre, gỗ xẻ, gỗ dán (chịu nước). Đây là loại cốp pha truyền
thống (có lịch sử lâu đời), cùng với lịch sử của vật liệu bê tông từ thời văn minh
La Mã (Rôma).
   • Hệ khuôn bằng kim loại: khuôn thép, khuôn nhôm
   • Hệ khuôn bằng nhựa, vật liệu composite,
   • Hệ khuôn bằng bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn,
   • Hệ khuôn bằng cao su bơm hơi, vải bạt cường độ cao (khuôn đúc linh hoạt),
   • Hệ khuôn hỗn hợp từ các vật liệu trên.
   • Hệ khuôn (cốp pha) đất, dùng chính nền đất để làm khuôn: cọc nhồi bê tông, thi
công top-down.

   3.2 Phân loại theo công nghệ thi công chia làm 3 nhóm chính:

   • Nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt,
   • Nhóm khuôn đúc định hình (bằng gỗ, kim loại, nhựa),
   • Nhóm khuôn đúc linh hoạt:

     3.2.1 Nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt: Nhóm này được sử dụng một lần duy
nhất hay một vài lần ít ỏi, rồi hoặc không được tháo dỡ (nằm lại công trình nhưng với
mục đích sử dụng khác), hoặc là được tháo dỡ ra và bỏ đi do làm từ các vật liệu có độ bền
thấp hay do cấu kiên, kết cấu, công trình bê tông mà nó đúc có dạng đặc thù riêng biệt ít
có cái tương tự. Loại cốp pha này hệ số tái sử dụng thấp.
+  Khuôn gỗ xẻ tự nhiên truyền thống, do gỗ làm khuôn là loại gỗ tạp nên tuổi thọ
không cao, nhưng có thể tạo mọi loại kiểu hình dạng khuôn nên có thể dùng
cho các thiết kế khuôn chuyên biệt, thường được chế tạo ngay tại công trường.

+ Khuôn đúc làm bằng chính bản thân hệ kết cấu thép cốt cứng của nhà bê tông
cốt cứng như (khuôn cột dạng ống thép đúc bê tông vào trong, khuôn sàn thép
tấm tạo sóng, dầm thép hình làm kết cấu treo khuôn, ), sau khi hết vai trò làm
khuôn thì tham gia vào thành phần kết cấu bê tông cốt thép như là hệ cốt thép
cốt cứng (trong kết cấu bê tông thép liên hợp).

+ Khuôn đúc bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong phương pháp thi công bê
tông cốt thép bán lắp ghép (nửa toàn khối nửa lắp ghép): lắp ghép cột, dầm đúc
sẵn bán phần, sàn đúc sẵn bán phần rồi đổ bê tông dầm và sàn phần còn lại tại
chỗ ở công trường. Các cấu kiện đúc sẵn đóng vai trò là khuôn khi thi công bê
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 2
tông tại chỗ, nhưng sau đó lại là một phần của kết cấu công trình mà không
phải tháo dỡ.

     3.2.2 Nhóm khuôn đúc định hình (bằng gỗ, kim loại, nhựa):
+ Hệ khuôn (cốp pha) luân lưu: Loại khuôn sử dụng nhiều lần theo chu trình
sau: chế tạo khuôn (1 lần)  vận chuyển khuôn  lắp đặt khuôn  sử dụng
khuôn  tháo dỡ khuôn  rồi lại quay vòng về vận chuyển khuôn (đến nơi
đúc bê tông mới), lắp đặt lại và sử dụng nhiều lần.

+ Hệ khuôn (cốp pha) di động: Loại khuôn này cũng sử dụng nhiều lần theo chu
trình khép kín nhưng khác với chu trình trên: khuôn di động được chế tạo 1 lần
 vận chuyển đến công trình  lắp đặt một lần  (sử dụng  di chuyển mà
không tháo lắp  rồi tái sử dụng) nhiều lần theo chu trình đến khi xong thì
tháo dỡ ra một lần duy nhất.

   Cốp pha trượt và cốp pha leo là hai kiểu cốp pha di động đứng. Cốp pha
trượt di động liên tục. Cốp pha leo di đông thành từng đợt rời rạc hơn. Cốp pha
di động đứng chính là các loại khuôn thuộc nhóm cốp pha tạo hình (cốp pha
thành đứng).

   Các kiểu cốp pha di động ngang có thể kể tới cốp pha kết cấu vòm của
đường tuynel (đường hầm) di động trên hệ xe gòng đường sắt, cốp pha đúc
hẫng cân bằng của cầu bê tông cốt thép - dây văng hay dây võng, cốp pha bay
(Flying formwork) chế tạo kết cấu sàn nhà cao tầng. Cốp pha di động ngang
chính là các loại khuôn thuộc nhóm cốp pha chịu lực (cốp pha đáy nằm).

     3.2.3 Nhóm khuôn đúc linh hoạt: Ngược lại với các khuôn đúc cứng nhắc mô tả ở
trên, khuôn đúc linh hoạt là một hệ thống cốp pha sử dụng các màng cao su hay tấm vải
bạt cường độ cao và trọng lượng nhẹ làm mặt ván khuôn (fabric formwork), mềm mại và
linh hoạt trong tạo hình, để tận dụng đặc tính lưu động của bê tông cho việc tạo hình kiến
trúc một cách thật giống tự nhiên.

   3.3 Phân loại theo công năng khuôn đúc và dạng kết cấu bê tông thành phẩm:

      - Nhóm cốp pha đáy nằm được gọi là cốp pha chịu lực là vì trong 2 chức năng
chính của cốp pha là chịu lực thay cho bê tông và tạo hình cho bê tông thì đối
với nhóm khuôn này chức năng chịu lực thay cho bê tông của nó là chức năng
chủ yếu.
Bao gồm:
        +Hệ khuôn sàn không dầm bê tông cốt thép (cốp pha chịu lực).
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 3
        +Hệ khuôn vòm và vỏ bê tông cốt thép (cốp pha chịu lực)

      -Nhóm cốp pha thành đứng được gọi là cốp pha tạo hình là vì trong 2 chức năng
chính của cốp pha là chịu lực thay cho bê tông và tạo hình cho bê tông thì đối
với nhóm khuôn này chức năng tạo hình cho bê tông của nó là chức năng chủ
yếu.
   - Bao gồm:
     +Hệ khuôn móng bê tông và bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình)
     +Hệ khuôn tường bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình).
     +Hệ khuôn cột bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình)
     +Hệ khuôn kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn (cốp pha tạo hình).
     +Hê khuôn kết cấu bê tông khối lớn (thuộc nhóm khuôn thành đứng, (cốp pha
tạo hình).

    - Trường hợp riêng
        Hệ khuôn dầm, khuôn dầm liền sàn và khuôn sàn bê tông cốt thép. Trong đó:
khuôn thành dầm thuộc nhóm khuôn thành đứng (cốp pha tạo hình), còn khuôn

đáy dầm và khuôn sàn là thuộc nhóm khuôn đáy nằm (cốp pha chịu lực).